NHẬN GIA CÔNG XỬ LÝ NHIỆT TẠI HCM, BÌNH DƯƠNG, ĐỒNG NAI
Xử lý nhiệt (Nhiệt luyện) là phương pháp xử dụng nhiệt độ tác động lên sản phẩm nhằm làm thay đổi vi cấu trúc chất rắn, đôi khi tác động làm thay đổi thành phần hóa học, đặc tính của vật liệu. Chủ yếu của ứng dụng nhiệt luyện là thuộc về ngành luyện kim. Nhiệt luyện cũng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khách nhau như: Sản xuất bao bì caton, sản xuất thủy tinh, sản suất xi măng…. Quá trình nhiệt luyện bao gồm sự nung nóng hoặc làm nguội với mức độ chênh lệch đáng kể, hoặc xử lý nhiệt theo một thời gian biểu nhằm mục đích làm mềm hay làm cứng vật liệu, cũng như tạo ra sự cứng hay mềm khác nhau trên cùng một vật liệu.
Bản chất của nhiệt luyện kim loại là làm thay đổi tính chất thông qua biến đổi tổ chức của vật liệu. Một quy trình nhiệt luyện bao gồm 3 giai đoạn: Nung, giữ nhiệt, làm nguội. Khi nung, tổ chức vật liệu sẽ thay đổi theo nhiệt độ, tuỳ thời điểm nâng, hạ nhiệt với các tốc độ khác nhau mà nhiệt luyện với các phương pháp khác nhau sẽ cho ra tính chất vật liệu mong muốn.
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NHIỆT CHÂN KHÔNG
Là phương pháp nhiệt luyện thép trong môi trường Nito, trong quá trình xử lý khí oxi sẽ được đẩy ra trong quá trình xử lý.Vì vậy sẽ không có quá trình oxi hóa trong quá trình nhiệt luyện
Nhiệt độ tôi chân không từ 0 độ C đến 1100 độ C,phương pháp nhiệt chân không được áp dụng để xử lý các lọa thép đặc chủng : 2083, DAC, DC53, SKD11, SKD61, SLD, SUS420J2…
Đặc tính của phương pháp nhiệt chân không: làm tăng độ bền sản phẩm, đảm bảo tính chính xác kích thước sản phẩm sau khi nhiệt luyện.
PHƯƠNG PHÁP THẤM NITƠ
Ở phương pháp thấm nito việc tăng độ cứng không dựa vào cấu tạo mactensit mà là cấu tạo hợp chất nito (nitrua) cực kì cứng ở lớp ngoài bề mặt của sản phẩm
Việc lớp nitrua xảy ra ở bề mặt của sản phẩm bằng cách nung sản phẩm ở nhiệt độ 550 độ C trong môi trường khí H2,NH3,C02.Chất nito chảy qua bề mặt của sản phẩm kết hợp với sắt và nguyên tố hợp kim của thép sẽ tạo thành các nitrua kim
loại rất cứng trên bề mặt của sản phẩm.Chúng cung cấp cho lớp nito có độ cứng cao tối đa ở các loại thép(có thể đạt độ cứng đến 1200 HV). Chiều thấm sâu có thể đạt 0.05 mm.
Phương pháp thấm nito đảm bảo độ chính xác về kích thước của sản phẩm sau khi nhiệt luyện như độ cong vênh, méo, co ngót, giúp sản phẩm đẹp và láng mịn khi sản xuất.
Các sản phẩm có khả năng chống mài mòn cao nhất vì lớp nitrua ở ngoài sản phẩm rất cứng và khó bị phá vỡ hơn.
PHƯƠNG PHÁP THẤM CACBON
Thấm cacbon cho phép bao gồm việc nhiệt luyện bề mặt kim loại sử dụng nguồn carbon ở thể rắn, lỏng, khí hay plasma. Trước đây thấm carbon được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp than lên kim loại, nhưng các kỹ thuật hiện đại sử dụng các loại khí hoặc plasma sinh ra cacbon (ví dụ như cacbonic hay metan). Quá trình phụ thuộc chủ yếu vào thành phần của khí xung quanh và nhiệt độ lò nung. Các yếu tố này cần được giám sát cẩn thận do nhiệt có thể ảnh hưởng lên vi cấu trúc của vật liệu. Khi có yêu cầu về kiểm soát thành phần của khí, sự thấm carbon có thể được thực hiện ở áp suất thấp trong buồng chân không.
Thấm carbon bằng plasma đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong công nghiệp để cải thiện tính chất bề mặt của một số kim loại, nhất là thép không rỉ, do nó thân thiện với môi trường (so với việc dùng chất khí hay chất lỏng) và có thể tác dụng một cách đồng đều lên bề mặt có hình dạng phức tạp (plasma có thể xuyên vào các lỗ và khe hẹp).
Một yêu cầu chính khi thấm carbon các chi tiết là đảm bảo sự tiếp xúc tối đa giữa chi tiết và nguồn carbon. Khi dùng khí hay chất lỏng, chi tiết được giữ trên một giỏ bằng lưới hay treo bằng dây. Khi dùng nguồn bằng chất rắn, chi tiết và carbon được cho vào một vật chứa nhằm đảm bảo sự tiếp xúc xảy ra đối với diện tích bề mặt tối đa có thể, vật chứa này thường là bằng thép carbon phủ nhôm hay hợp kim chịu nhiệt niken-crôm và nắp được bịt kín bằng đất sét.
Phương pháp thấm cacbon được áp dụng cho các dòng thép cacbon, các sản phẩm như bánh răng, trục xoắn,các dòng khuôn ép công nghiệp…độ thấm sâu sản phẩm sau khi thấm có thể đạt từ 1.5ly.Nhiệt độ tôi lên đến 850 độ C
PHƯƠNG PHÁP TÔI THỂ TÍCH
Là phương pháp làm cứng sản phẩm trong môi trường dầu và nước phương pháp này giúp các phân tử trong phôi thép sắp xếp lại liên kết một cách nhanh chóng.Nhiệt độ tôi của phương pháp này dao động từ 800-880 độ C tùy thuộc vào các lọai thép
Các loại thép tôi như phổ biến SK3, SKS3, C45, C50…
PHƯƠNG PHÁP RAM (TEMPRING)
Là một phương pháp nhiệt luyện các kim loại và hợp kim gồm nung nóng chi tiết đã tôi đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tới hạn, sau đó giữ nhiệt một thời gian cần thiết để mactenxit và austenit dư phân hoá thành các tổ chức thích hợp rồi làm nguội.
Phần nhiều sau khi ram chi tiết được làm nguội trong không khí, tuy nhiên cũng có trường hợp sau khi ram phải làm nguội trong nước hoặc dầu để tránh hiện tượng dòn ram.
Với thép thì quá trình ram sẽ làm cho thép dẻo giai hơn bởi sự biến đổi martenite "dòn" thành ferrite (dẻo). Việc tôi nhanh thép thì cần phải được ram lại sau đó nhằm giảm nội ứng lực bên trong chi tiết.
Trong nhiệt luyện người ta luôn chú ý cân bằng giữa hai yếu tố dòn (dễ vỡ) và dẻo. Sự cân bằng và ổn định cấu trúc tinh thể là nhiệm vụ chính của quá trình ram. Việc tính toán để khống chế thời gian giữ nhiệt cũng như nhiệt độ ram sẽ quyết định chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm.
Ram được phân thành ba loại: Ram thấp, Ram trung bình và Ram cao.
PHƯƠNG PHÁP Ủ MỀM
Là phương pháp làm mềm các sản phẩm từ độ cứng cao xuống độ cứng thấp,phương pháp này giúp làm phá vỡ các cấu trúc liên kết trong thép để giảm chi phí và thời gian gia công tiết kiệm chi phí,khắc phục các lỗi trong quá trình gia công
VINTECH LÀ SỰ LỰA CHỌN TỐT NHẤT!